Kim đồng

  -  

Qua nhiều năm nghiên cứu về nguồn sử liệu thực tế, các tài liệu đã in ấn xuất bản từ xưa đến nay, kể cả các tài liệu sử sách chính thống và ngoài chính thống, tôi còn thấy băn khoăn tính khoa học, chính xác về năm sinh của Kim Đồng và danh sách đội viên Đội Thiếu niên cứu quốc Nà Mạ. Do vậy, các nhà nghiên cứu tư liệu, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm cần xem xét cho đúng và chỉnh sửa tư liệu có thể đã bị sai lệch. Tư liệu sai lệch đó có thể được nhân bản thông tin tuyên truyền nhiều hơn tư liệu đúng sự thật lịch sử.


*

Tượng đài Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng tại Khu di tích Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, làng Nà Mạ, xã Trường Hà (Hà Quảng).Bạn đang xem: Kim đồng là người dân tộc nào

Hiện nay, có 2 cuốn sách chính thống mới xuất bản là: Cuốn Lịch sử tỉnh Cao Bằng do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Hà Nội), xuất bản tháng 9/2009, trong chương VII trang 531 ghi: Đội Nhi đồng cứu quốc đã được thành lập với 5 đội viên đầu tiên, gồm: Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng), Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tinh (bí danh Thanh Minh), Lý Thị Nì (bí danh Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thủy). Ngoài ra, tài liệu ghi Kim Đồng sinh năm 1928.

Bạn đang xem: Kim đồng

Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Hà Quảng (1930 - 2010) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Hà Nội) xuất bản năm 2010, trang 87 có ghi: Đội gồm 4 đội viên: Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng), Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Thị Nì (bí danh Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thủy) do Kim Đồng làm đội trưởng, sau đó, kết nạp thêm 2 đội viên là Lý Văn Tinh (bí danh Thanh Minh) và Triệu Văn Hùng (bí danh Quế Lâm)… Trong phần chú thích có ghi: Nông Văn Dền (hay Nông Văn Dèn, tức Kim Đồng) sinh năm 1928, người dân tộc Nùng…

Như vậy cả hai nguồn tư liệu trên ghi giống nhau về năm sinh là Kim Đồng sinh năm 1928 nhưng không trùng khớp nhau về danh sách Đội viên. Vậy căn cứ vào tư liệu nào đáng tin cậy?

Trong cuốn Địa chí Cao Bằng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Hà Nội) năm 2000, trang 512 ghi: Đội Nhi đồng cứu quốc Nà Mạ có 4 đội viên: Dền (Kim Đồng), Thàn (Cao Sơn), Xậu (Thanh Thủy), Nì (Thủy Tiên), do Kim Đồng làm Đội trưởng.

Cuốn sách Kim Đồng của tác giả Hoàng Quảng Uyên do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1996, trang 23 ghi: Lễ thành lập Đội thiếu niên cứu quốc Nà Mạ gồm 4 em: Nông Văn Dèn, Nông Văn Thàn, Lý Thị Xậu, Lý Thị Nì, em Nông Văn Dèn được cử làm Đội trưởng. Hai tháng sau kết nạp thêm Lý Văn Tinh (bí danh là Thanh Minh) và Triệu Văn Hùng (bí danh là Quế Lâm) - trang 35.

Cuốn sách Kim Đồng của tác giả Hoàng Quảng Uyên do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2001, trang 29 ghi: Lễ thành lập Đội thiếu niên cứu quốc Nà Mạ gồm năm em là: Nông Văn Dèn, Nông Văn Thàn, Lý Văn Tinh, Lý Thị Xậu, Lý Thị Nì, em Nông Văn Dèn làm Tổ trưởng. Trang 40 có ghi: Hai tháng sau kết nạp thêm Triệu Văn Hùng (bí danh là Quế Lâm) trong lớp học văn hóa.

Cuốn truyện tranh Kim Đồng của tác giả Tô Hoài do Nhà xuất bản Kim Đồng (Hà Nội) xuất bản năm 1981, trang 14 có ghi các đội viên như sau: Dền (Kim Đồng), Thàn (Cao Sơn), Tinh (Thanh Minh), hai bạn gái là Thanh Thủy, Thủy Tiên.

Xem thêm: Ngọc Bổ Trợ Ekko Top Tank Mùa 6, Hướng Dẫn Lên Đồ Ekko Top Tank Mùa 6

Nhiều tờ báo, nhiều bài viết đăng tải trên mạng về Kim Đồng có sự sai lệch khác nhau, truyền tải nhau đăng thiếu chính xác là nhiều hơn. Theo tư liệu nghiên cứu sưu tầm của Ban Quản lý di tích Hồ Chí Minh Cao Bằng trước đây, theo hồ sơ xếp hạng Khu di tích Kim Đồng đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh ghi: Kim Đồng sinh năm 1929, Đội Thiếu niên cứu quốc Nà Mạ gồm có 4 đội viên: Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng), Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Thị Nì (bí danh Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thủy). Sau 2 tháng kết nạp thêm 2 đội viên là Lý Văn Tinh (bí danh Thanh Minh) và Triệu Văn Hùng (bí danh Quế Lâm). Đây là tư liệu đã nghiên cứu, sưu tầm ghi chép từ các cụ lão thành và người cao tuổi địa phương, đáng tin cậy và chính xác hơn cả.

Trong khu mộ Kim Đồng từ trước đến nay vẫn còn in đậm trên tấm bia về tiểu sử Kim Đồng (1929 - 1943), mọi du khách xa gần đến thăm viếng đều biết rõ, các biểu tượng xây dựng cây xanh trồng xung quanh khu mộ đều thể hiện con số 14.

Hiện nay, tại địa điểm Pò Đoi, làng Nà Mạ, nơi thành lập Đội Thiếu niên cứu quốc Nà Mạ có nhà bia, trên tấm bia đá (mặt sau) khắc danh sách 5 đội viên, gồm:

1. Nông Văn Dền - bí danh Kim Đồng

2. Nông Văn Thàn - bí danh Cao Sơn

3. Lý Thị Nì - bí danh Thủy Tiên

4. Lý Thị Xậu - bí danh Thanh Thủy

5. Lý Văn Tinh - bí danh Thanh Minh

Kim Đồng được bầu làm Đội trưởng.

Xem thêm: Thuê Bao Đầu Số 0934 Của Mạng Nào ? Cách Mua Sim Đầu Số 0934 Tài Lộc

Như vậy, cần phải làm sáng tỏ cho đúng, tại sao lại là 5 đội viên? Tại sao không ghi là 4 đội viên hoặc 6 đội viên? Đội viên Lý Văn Tinh (nhiều tài liệu ghi là Tịnh là không chính xác) cùng với đội viên Triệu Văn Hùng là cùng được kết nạp sau 2 tháng cũng tại nơi đây. Lý do tại sao thiếu mất đội viên Triệu Văn Hùng (bí danh Quế Lâm)? Người dân địa phương thắc mắc mà không biết kêu ai, cơ quan nào để điều chỉnh cho đúng. Các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương cũng như những câu hỏi và đáp án tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ tin vào nguồn sử liệu nào cho đúng?

Qua bài viết này, tôi xin thông tin tóm tắt lại chính xác như sau:

1. Nông Văn Dền - bí danh Kim Đồng

2. Nông Văn Thàn - bí danh Cao Sơn

3. Lý Thị Nì - bí danh Thủy Tiên

4. Lý Thị Xậu - bí danh Thanh Thủy

Trên đây là những tư liệu lịch sử mang tính thông tin trao đổi nhằm phản ánh sự thật lịch sử và đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác hơn.