Tiểu sử anh nguyễn văn trỗi

  -  

Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi sinh ra và lớn lên tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Là con thứ ba trong một gia đình nông dân nghèo. Giặc Pháp đã giết hại mẹ anh khi anh mới ba tuổi, anh sống nhờ bác và anh chị họ.

Bạn đang xem: Tiểu sử anh nguyễn văn trỗi

Năm 15 tuổi, anh ra Đà Nẵng rồi vào Sài Gòn làm việc kiếm sống. Anh từng đạp xích lô, sau đó xin học nghề thợ điện và nhanh chóng trở thành một thợ điện giỏi nhờ chăm chỉ, cần cù và có tư chất thông minh. Anh làm việc tại nhiều xưởng lớn. Tại xưởng Ngọc Anh, với lòng yêu quê hương và căm thù giặc sâu sắc, anh được Đảng giác ngộ và được tổ chức vào Đoàn thanh niên, anh trở thành chiến sĩ biệt động 65, thuộc Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn, quân khu Sài Gòn - Gia Định. Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Để cứu anh, một tổ chức du kích ở Venezuela đòi trao đổi anh với Đại tá Không quân Mỹ là Michael Smolen vừa bị tổ chức du kích này bắt cóc, và tuyên bố “Nếu ở Việt Nam xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì ở Venezuela một giờ sau họ sẽ xử bắn Đại tá Smolen”. Tuy nhiên khi Michael Smolen vừa được tự do, Toà án quân sự của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã xử bắn Anh.

Xem thêm: Tải Game Bắn Xe Tăng Miễn Phí, Game Trận Địa Xe Tăng 3D Phần 3

Tinh thần chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh Trỗi tại pháp trường đã trở thành biểu tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã ghi trên tấm ảnh của anh Trỗi: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.

Xem thêm: Chiều Cao Của Bảo Anh The Voice, Bảo Anh Chiều Cao

Hình ảnh anh Trỗi hai tay bị trói chặt vào cột nhưng đôi mắt anh vẫn sáng lên, vẫn hiên ngang nhìn thẳng vào quân thù là một hình ảnh bất tử đi vào lịch sử. Sau sự hy sinh anh dũng của anh có rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ và họa sĩ đã lấy hình tượng đó để ca ngợi anh. Nhà thơ Tố Hữu đã có bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi” với những câu thơ mở đầu:

“Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi bài ca

Có con người như chân lý sinh ra…”

Tấm gương hy sinh anh dũng của anh Trỗi còn được nhân dân thế giới biết đến. Sau khi anh hy sinh có rất nhiều lá thư của bạn bè thế giới như: Liên Xô (cũ), Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc (cũ)…gửi thư chia sẻ, động viên chị Quyên - vợ anh Trỗi và ca ngợi sự hy sinh anh dũng của anh. Đặc biệt có một số họa sĩ nước ngoài đã vẽ tranh về anh. Những bức tranh đều miêu tả hình ảnh anh Trỗi hiên ngang ra pháp trường.

*

Bức ảnh và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trưng bày trong Tuốcnickê 38, chủ đề 7, giai đoạn 1954-1969

Hình ảnh cuối cùng của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi do một nhà quay phim, người Nhật chụp, khi anh đã giật tấm khăn bịt mắt và nói: “Tôi không có tội, kẻ có tội cần phải trừng trị là bọn xâm lược Mỹ và lũ Việt gian Nguyễn Khánh”. Trước khi bị bắn, anh Nguyễn Văn Trỗi hô to: