Trả trước cho người bán ngắn hạn

  -  

Chi phí trả trước ngắn hạn là gì? Cách hạch toán chi phí ngắn hạn theo quy định của pháp luật sẽ được trình bày rõ trong bài viết sau.

Chi phí trả trước ngắn hạn là gì?




Bạn đang xem: Trả trước cho người bán ngắn hạn

Chi phí trả trước ngắn hạn (CPTTNH) được hiểu là những khoản tiền phục vụ cho chi phí thực tế có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán trong năm tài chính hoặc của một chu kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí này sẽ không được tính hết vào chi phí sản xuất mà sẽ được tính vào nhiều kỳ kế toán khác nhau.


*

Chi phí trả trước ngắn hạn là gì?




Xem thêm: Ngọc Bổ Trợ Poppy Mùa 6 - Bang Bo Tro Poppy Top Mua 6

Hiện nay, chi phí trả trước này sẽ liên quan tới những hoạt động nghiệp vụ như sau:

Chi phí trả trước về việc thuê mặt bằng, nhà xưởng, nhà kho cho một năm tài chính hoặc một tháng/ quý kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí trả trước để phục vụ việc cung cấp các dịch vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính. Chi phí mua bảo hiểm, các loại lệ phí khác nhau trong năm. Chi phí mua công cụ sản xuất dùng một lần có giá trị lớn hoặc công cụ có thời gian sử dụng dưới một năm. Chi phí cho thuê vật tư với kỳ hạn tối đa trong một năm tài chính của doanh nghiệp. Chi phí mua tài liệu, công nghệ được phân bổ dần trong chi phí kinh doanh của năm tài chính. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp dừng hoạt động (vì lý do bất ngờ) Chi phí sửa chữa tài sản cố định. Các chi phí trả trước khác gồm có: lãi vay trả trước, lãi mua trả góp …

Các quy định về hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn

Để tiến hành hạch toán chi phí trả trước, bộ phận kế toán cần tuân thủ các quy định sau:

Nếu chi phí trả trước có giá trị lớn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều kỳ của năm tài chính thì sẽ hạch toán vào TK 142. Nhưng doanh nghiệp phải quy định chặt chẽ nội dung chi phí trả trước cần được hạch toán. Việc phân bổ chi trí trả trước vào các khoản chi phí sản xuất của từng kỳ kinh doanh cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ của chi phí mà lựa chọn các phương pháp hạch toán phù hợp. Và kế toán viên cần phải theo dõi chi tiết những khoản phí này để biết được đâu là số tiền đã được phân bổ vào chi phí sản xuất và đâu là số còn lại chưa được tính vào chi phí. Với việc sửa chữa các tài sản cố định, nếu số tiền quá lớn thì cần được phân bổ dần vào những kỳ kế toán tiếp theo trong năm tài chính doanh nghiệp.


Xem thêm: Em Ơi Em Muốn Đi Ăn Gì Đây (Version 2), Anh Ơi Em Muốn Đi Ăn Gì Đây

*

quy định về hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn


Nghiệp vụ hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn

Hiện nay, khi phát sinh những nghiệp vụ kế toán có liên quan đến chi phí trả trước, kế toán viên cần thực hiện các hoạt động thống kê sau:

Với chi phí dùng vào sản xuất, kinh doanh các hàng hóa là đối tượng chịu thuế GTGT

Với các sản phẩm là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các kế toán cần ghi rõ theo nghiệp vụ sau:

TK 142 nợ: CPTTNH trong kỳ kinh doanh TK 133 nợ: Thuế gtgt được khấu trừ TK 111 có: tiền mặt của doanh nghiệp TK 112 có: tiền gửi trong ngân hàng của doanh nghiệp. TK 152 có: chi phí nguyên liệu TK 153 có: chi phí công cụ, dụng cụ TK241 có: chi phí xây dựng cơ bản TK 331 có: số tiền phải trả cho bên bán TK 334 có: số tiền phải trả cho người lao động TK 338 có: khoản phải trả, phải nộp cho các mục đích khác.

Với các sản phẩm chịu thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp

TK 142 nợ: chi phí trả trước ngắn hạn TK 111 có: tiền mặt của doanh nghiệp TK 112 có: tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp TK141 có: tiền tạm ứng TK 331 có: số tiền phải trả cho người bán.

Trên đây là một số khái niệm, cách thức hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn cơ bản. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức nghiệp vụ bổ ích cho bạn đọc đang trong quá trình tìm việc kế toán. Chúc bạn thành công!