Tiểu Sử Ca Sĩ Hùng Cường

  -  
(PLVN) -Sinh thời, danh ca Hùng Cường được mệnh danh là “Ông vua ba ngôi” khi thành công cùng lúc với 3 vai trò - ca sĩ, diễn viên và nghệ sĩ cải lương. Ông là một trong “tứ trụ nhạc vàng” trước 1975 gồm: Duy Khánh, Nhật Trường, Chế Linh, Hùng Cường.

Bạn đang xem: Tiểu sử ca sĩ hùng cường

Bạn đang xem: Ca sĩ hùng cường
*

Ảnh danh ca Hùng Cường thời trẻ.

Từ ca sĩ đến huyền thoại “sóng thần” cải lương

Danh ca Hùng Cường tên thật là Trần Kim Cường (1936 - 1966), quê ở Bến Tre nhưng sau theo gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Khi còn là học sinh trung học, Hùng Cường đã tự sáng tác và trình diễn những bài hát học sinh trong các lần hội diễn của trường. Ông chính thức theo nghiệp ca hát sau khi học xong tú tài và đi biểu diễn tại các vũ trường như: Kim Sơn, Baccara…

Hùng Cường bắt đầu nổi tiếng từ năm 18 tuổi, tên tuổi của ông vang xa với các nhạc phẩm như: “Ông lái đò”, “Vọng ngày xanh”, “Sơn nữ ca”, “Đường xưa lối cũ”… Tất cả những bài hát ông thể hiện đều được thu đĩa và đạt số bán kỷ lục ở Sài Gòn lúc bấy giờ.

Đặc biệt, cho tới bây giờ, chưa có ai làm được chuyện “kinh thiên động địa” trên sân khấu cải lương như Hùng Cường. Đó là vào năm 1959, một nghệ sĩ chưa từng được biết trong giới cải lương, chưa từng đảm nhận bất cứ vai phụ nào, bỗng bất ngờ xuất hiện trong vai chính và thành công vang dội.

Đó là vai Romeo trong vở “Mộng đẹp đêm trăng” của soạn giả Việt Bằng - Nguyễn Thanh Hiệp, được khai trương tại rạp Nguyễn Văn Hảo, với các diễn viên gạo cội thời đó như: Ngọc Đáng, Ngọc Giàu, Kim Nên, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên, Thanh Kỳ…

Giới nghệ sĩ thời đó truyền tai nhau rằng, việc Hùng Cường lần đầu xuất hiện và thành công ở sân khấu cải lương là điều không thể hiểu nổi. Bởi một người theo nghề cải lương phải mất ít nhất 2 - 3 năm tập luyện mới lên được vai phụ, rồi cũng mất chừng ấy thời gian mới lên được vai chính nếu thực sự có tài và khổ luyện.

Kể từ sau vai diễn thành công đó, Hùng Cường đã trở thành ngôi sao rực sáng trên sân khấu cải lương miền Nam. Lúc bấy giờ, ông đã giúp cho tiếng tăm của đoàn Ngọc Kiều lên cao, đồng thời mang lại doanh thu đáng kể cho đoàn.


*

Cặp đôi cải lương huyền thoại “sóng thần” Hùng Cường - Bạch Tuyết.

Mang lại thành công vượt dự kiến ban đầu, chủ đoàn Ngọc Kiều tiếp tục ký hợp đồng với Hùng Cường để hát vai chính trong kịch bản mới mang tên “Tuyết phủ chiều đông”, khai trương tại rạp Viễn Trường ở Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang).

Sau một tháng tập dượt, Hùng Cường đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc đến nhà ông luyện tập ngày đêm. Ngoài ra, ông phối hợp với soạn giả cải lương lồng vào kịch bản khá nhiều đoạn tân nhạc, khai thác đúng tài năng của ông và tạo điểm mới cho vở kịch. Vì thế “Tuyết phủ chiều đông” của soạn giả Bạch Yến Lan cùng giọng hát mới Hùng Cường đã tạo nên một làn sóng chấn động mà người đời gọi là “thánh địa cải lương” Mỹ Tho.

Tiếp nối thành công, năm 1960 đoàn Ngọc Kiều dựng tiếp vở cải lương “Màu tím đèn hoa giấy”, khai trương tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, rồi tiếp tục đi lưu diễn ở nhiều tỉnh lớn ở miền Tây. Hùng Cường đóng vai Kha Phong - một kiếm sĩ Phù Tang, bên cạnh tài danh Ngọc Đáng mang lại một thành công mới cho đoàn cải lương.

Xem thêm: Có 1 Tỷ Nên Đầu Tư Gì Năm 2020, Có 1 Tỷ Nên Làm Gì Để Sinh Lợi Lâu Dài

Cũng trong thập niên 1960, Hùng Cường cùng nghệ sĩ Bạch Tuyết kết hợp tạo thành cặp đôi cải lương huyền thoại “sóng thần” rất nổi tiếng ở Sài Gòn. Cặp đôi Hùng Cường - Bạch Tuyết đã có những vở diễn rất ăn khách như: “Trăng thề vườn Thúy”, “Má hồng phận bạc”, “Cung thương sầu nguyệt hạ”, “Yêu người say”, “Tiền rừng bạc biển”, “Tuyệt tình ca”, “Cho trọn cuộc tình”…


*

Riêng Hùng Cường, những vai để đời của ông có lẽ là tướng cướp Bạch Hải Đường trong vở hát cùng tên và vai công tử Vân Châu trong vở “Yêu người điên” là những vở khiến khán giả đánh giá cao tài năng của ông.

NSND Bạch Tuyết từng tâm sự rằng, khán giả vẫn dành tình yêu cho bà cùng Tấn Tài, Thanh Sang, Minh Vương, Thanh Tuấn… nhưng cất giữ một góc trong lòng họ. Và trong bà, không thể bù đắp, không ai thay thế, chính là Hùng Cường.

“Trước khi là nghệ sĩ cải lương, Hùng Cường đã là giọng tenor xuất sắc của làng tân nhạc Việt Nam. Chỉ riêng đĩa hát “Ông lái đò” với con số phát hành đạt kỷ lục đương thời, anh đã khuấy động thị trường âm nhạc lúc bấy giờ. Với chất giọng mạnh mẽ, nhiệt thành như cuốn người nghe vào một dòng thác, khi bước sang sàn diễn ca kịch, anh cuốn tôi theo, tạo nên những đợt “sóng thần”, cũng là ngôi vị mà công chúng trao tặng cho tôi và anh trong lâu đài cải lương”, NSND Bạch Tuyết từng cho biết.

Theo NSND Bạch Tuyết, danh ca Hùng Cường là người tài hoa, vừa lãng tử, kiêu bạc, vừa tinh tế, ân cần. Những buổi bà tập với Hùng Cường tranh cãi có, thăng hoa có.

“Cứ vài suất hát, vừa quay vào hậu trường là y như rằng anh trách móc, giận hờn tôi vì cái tật lơ đễnh, không theo đúng ý đồ diễn xuất đã sắp xếp. Đáp lại sự khắt khe của anh, tôi nửa biết lỗi, nửa cằn nhằn: “Trời ơi, thì em biết rồi mà. Nhưng khán giả đâu có để ý tỉ mỉ như anh”… Anh chi tiết và cẩn trọng bao nhiêu, tôi lơ đễnh và hời hợt bấy nhiêu”, NSND Bạch Tuyết từng chia sẻ.

Sang điện ảnh cũng được săn đón nhiều nhất

Sau khi thành công vang dội bên lĩnh vực cải lương, Hùng Cường vẫn tiếp tục gắn bó với sân khấu ca nhạc và lại làm người hâm mộ thích thú với một thể loại nhạc mới lạ lần đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn, nhiều người lúc đó gọi là “nhạc giật”, một dạng pop - rock đã được Việt Nam hóa.

“Nhạc giật” với giọng ca Hùng Cường chỉ thực sự đạt đến đỉnh cao khi phối hợp cùng ca sĩ Mai Lệ Huyền. Hai người đã tạo nên một không khí mới mẻ cho nền âm nhạc thời đó khi thể hiện các ca khúc: “Hai trái tim vàng”, “Gặp nhau trên phố”, “Vòng hoa yêu thương”, “Xây nhà bên suối”, “Vì chưa ngỏ ý”, “Túp lều lý tưởng”… Họ đã làm sôi động giới trẻ miền Nam vào những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970.

Chưa dừng lại ở đó, Hùng Cường tiếp tục lấn sân sang mảng điện ảnh. Phim đầu tiên Hùng Cường tham gia là “Chân trời tím” đã mang lại thành công về mặt tài chánh. Hơn thế nữa, bộ phim còn đoạt giải Văn học nghệ thuật vào năm 1971. Đồng thời, “Chân trời tím” còn được gửi đi trình chiếu tại Ðại hội Ðiện ảnh tổ chức ở Dianard (Anh). Đó là lần đầu tiên một phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre có vinh hạnh này.

Xem thêm: Các Ngành Nghề, Môn Thi Và Các Trường Đại Học Khối D1 Có Những Môn Nào ?

Hùng Cường trở thành cái tên được săn đón nhất thời bấy giờ khi góp mặt vào nhiều phim nổi tiếng như: “Còn gì cho nhau”, “Nắng chiều”, “Ly rượu mừng”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”… Chỉ trong năm 1971, có tất cả 17 phim được đem ra trình chiếu thì trong đó 4 phim đã có mặt của Hùng Cường và cả 4 phim đều có số doanh thu cao.

Ngoài thành công cùng lúc với 3 vai trò - ca sĩ, diễn viên và nghệ sĩ cải lương, Hùng Cường còn là một nhạc sĩ tài năng. Số lượng ông sáng tác không quá đồ sộ nhưng những ca khúc ông viết được nhiều người yêu thích và mến mộ cho đến tận bây giờ như: “Đêm trao kỷ niệm”, “Về thăm xứ lạnh”, “Buồn nào hơn”…