THẦY THÍCH HUYỀN DIỆU LA AI

  -  
Chỉ với 60 đô la trong người, thượng tọa Thích Huyền Diệu vẫn quyết tâm xây dựng ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật - Ấn Độ và Nepal, điều mà cho tới giờ, thượng tọa vẫn cho rằng đó là phép màu nhiệm.

Bạn đang xem: Thầy thích huyền diệu la ai


Phép màu nhiệm này, trong cuộc trò chuyện sáng 11/7 tại Hà Nội, thượng tọa Thích Huyền Diệu bảo chính là nhờ vào hồn thiêng đất Việt.

Mua đất dựng chùa

Năm 1987, thượng tọa Thích Huyền Diệu mua đất xây dựng chùa Việt Nam Phật quốc tại Bodh Gaya (Bồ đề tràng đạo) tại Bang Bihar, Ấn Độ, nơi Đức Phật khai minh và thành chính quả.

Ngôi chùa với chiếc mái ngói cong vút hình con thuyền, trông như những cánh sen vươn lên, hướng về chánh pháp là đặc điểm không thể nhầm lẫn giữa chùa Việt Nam với nhiều ngôi chùa khác trên đất Phật.

Khắp nơi trong chùa, từ cổng trước, cổng sau, chánh điện, nhà tăng, đi đâu cũng gặp hình tượng Việt Nam với tấm bản đồ nhỏ, màu nâu đậm khắc nổi lên tường. Hiện chùa đã có đại hồng chung nặng 2,5 tấn và trống sấm đường kính 2m.Cả hai đều được làm từ Việt Nam và mang đậm nét đặc thù văn hóa Việt Nam.

Ngoài tòa chính điện, trong chùa còn có tháp Vạn Phật bảy tầng và Quan Âm đài mô phỏng hình dáng chùa Một Cột ở Việt Nam nhưng qui mô lớn hơn. Nhiều tảng đá lớn trong chùa được khắc đục các bài thơ cổ thời Lý, Trần.

Các nhu yếu phẩm sinh hoạt trong chùa đều được tự cấp từ những mảnh ruộng gần chùa như lúa, gạo, rau xanh, trái cây. Ngoài ra, thượng tọa Thích Huyền Diệu còn sưu tầm, gây giống một vườn cây cảnh gồm các giống cây và hoa từ trong nước mang sang như thiên lý, đào, tre, trúc, lan, sứ...

Thượng tọa Thích Huyền Diệu tiếp tục xây ngôi chùa tới thứ hai tại Lumbini (Lâm Tỳ Ni), Nepal. Với uy tín của mình, năm 1993, thượng tọa đã được Quốc vương Nepal cho máy bay riêng chở đến Lumbini (Lâm Tỳ Ni), một thánh địa khác của đạo Phật, nơi sinh Đức Thích ca để chọn đất dựng chùa.

Việt Nam Phật quốc tự thứ hai này là ngôi chùa quốc tế đầu tiên tại Lâm Tỳ Ni. Hai ngôi chùa Việt Nam này đã góp phần tạo dựng hình ảnh Việt Nam tại quê hương linh thiêng của Phật giáo thế giới.

Tại Bồ đề tràng đạo, từ ngôi chùa Việt Nam Phật quốc đầu tiên do thượng tọa xây dựng, đến nay đã có bốn ngôi chùa Việt Nam được dựng trên vùng đất Thánh này. Việt Nam Phật quốc tự là chỗ trú chân của người Việt khắp thế giới khi hành hương về đất Phật, là nơi nương tựa lúc khó khăn của nhiều du học sinh Việt Nam.

Thượng tọa Thích Huyền Diệu tâm sự, biết bao nhiêu nhọc nhằn khi xây ngôi chùa đầu tiên do thiếu kinh phí. Phải đến 6 năm sau nó mới hoàn thành, nên thượng tọa không bao giờ nghĩ rằng mình có thể xây được thêm một ngôi chùa nữa.

Vậy mà khi tới Lâm Tỳ Ni, thượng tọa lại ao ước có thể xây thêm được một ngôi chùa Việt nữa. Lâm Tỳ Ni với sự khai mở của thượng tọa Thích Huyền Diệu đã thành một “Liên hiệp quốc Phật tự” với 19 công trình chùa triền của nhiều nước đã và đang được xây dựng.

Xem thêm: Tiểu Sử Danh Hài Trấn Thành Tên Thật Là Gì, Tiểu Sử Trấn Thành

Từ chối đề cử giải Nobel Hòa bình

Thượng tọa Thích Huyền Diệu, thế danh là Lâm Trung Quốc, đã tốt nghiệp khoa thần học tại Đại học Sorbornne, Pháp. Sau đó, thượng tọa tiếp tục sang Ấn Độ học và tu hành. Xa đất nước đã hơn 40 năm, thượng tọa tự nhận vốn tiếng Việt của mình không tốt bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, mặc dù vậy, thượng tọa rất thích được nói chuyện bằng tiếng Việt.

Với uy tín của mình và ngôi chùa Việt, thượng tọa đã được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế Lâm Tỳ Ni. Kể từ sau vụ thảm sát hoàng cung năm 2002 tại Nepal, đất nước này lâm vào nội chiến triền miên.

Năm 2005, thượng tọa Thích Huyền Diệu đã gửi thư cho nhà vua cùng ban lãnh đạo các đảng phái chính trị đề nghị kiến lập hòa bình cho khu vực Lumbini nói riêng và đất nước Nepal nói chung. Lá thư tâm huyết của thầy đã có một tiếng vang trong dư luận và một lần nữa hình ảnh Việt Nam được đề cao trong giới Phật giáo quốc tế.

Từng được Nepal đề cử giải Nobel Hòa bình nhưng thượng tọa Thích Huyền Diệu từ chối. Thượng tọa bảo, thượng tọa thích an bình để có thể làm được nhiều việc hữu ích khác.

Một Phật tử đã nhận xét: “Thầy Huyền Diệu là một con người kỳ diệu dám nghĩ dám làm những chuyện to lớn và hữu ích, mang lại niềm vinh dự lớn lao cho Phật giáo, cho dân tộc Việt Nam, chỗ nào trong khuôn viên của chùa cũng có hình đất nước và tất cả các vật dụng, Pháp khí đều mang biểu tượng Văn hóa Việt Nam, nhằm giới thiệu cho bạn bè Phật giáo và thế giới”.

Việt Nam Phật quốc tự toạ lạc trên một diện tích rộng, giữa cánh đồng bao la, cách Bồ đề đạo tràng khoảng 2 km. Khuôn viên rộng rãi và thoáng mát tạo nên một khung cảnh yên tĩnh.

Chiều cao chính điện là 24m, gồm 3 tầng. Tầng trệt là pháp xá sức chứa cho 50 vị khách tăng mỗi khi trở về chiêm bái Thánh địa.

Tầng thứ hai dùng để trưng bày những di tích, kinh sách, pháp khí trong và ngoài nước. Tầng thứ ba là tôn thờ Đức Bổn Sư Thích-ca và chư vị Bồ-tát.

Phía sau chính điện là hậu Tổ, tôn thờ các vị Thánh đệ tử và các vị Thánh Tăng Việt Nam qua các triều đại. Đối diện với bàn thờ Tổ là bàn tưởng niệm các vị anh linh tổ quốc Việt Nam

Lan Anh


Hồn Việt của ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật

Thật ra có đến 2 ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật, một ở Bồ đề Đạo tràng và một ở Lâm Tì Ni. Nói hai nhưng chỉ một, vì cả hai cùng có tên chùa “Việt Nam Phật Quốc Tự”, cùng người sáng lập và trụ trì - Thượng tọa Thích Huyền Diệu - và cũng khác với các ngôi chùa khác.


*
*
*
*
Bình minh trên sông Hằng với thầy Huyền Diệu

Ấn tượng sâu đậm nhất về ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật là cảnh chùa. Nó làm tôi liên tưởng đến những ngôi chùa trên thành phố Huế thơ mộng của tôi. Mà hình như chỉ Huế thôi. Ngày nay, nhất là ở các thành phố lớn, vườn chùa bị thu nhỏ trong một không gian bé nhỏ giữa bốn bề nhà cửa, đường sá, chộn rộn đủ thứ tạp âm. Chùa ở Huế hầu hết nằm bên ngoài thành phố, ẩn mình trong một vườn cây bốn mùa xanh lá. Vườn chùa mênh mông bát ngát, thường khi rộng đến hai, ba, bốn mẫu, có chùa lên đến 30 mẫu. Mỗi lần “lên chùa” là mỗi lần như lạc vào một cảnh giới khác, nhẹ nhàng, thanh tịnh, chứa chan thiền vị. Dọc theo những con đường nho nhỏ, xinh xinh, quanh co uốn lượn trong khuôn viên chùa có nhiều những loại cây ăn quả vùng nhiệt đới quen thuộc như vải, măng cụt, mít, táo, cam, bưởi, ổi xá lị (có đến 12 loại), xoài (30 loại), trong đó có giống xoài loại ngon nhất thế giới - Thầy đã có kế hoạch tổ chức Đại hội xoài quốc tế vào năm 2005, và thầy nói tỉnh khô, “sẽ đem những giống xoài ngon nhất thế giới về trồng trên đất nước mình”. Vườn chùa là một bộ sưu tập công phu những loài cây liên quan đến cuộc đời đức Phật. Trong số những cây ấy, có nhiều cây là vị thuốc quý, như cây Moringo Lim (cây cứu đời) có tác dụng lọc nước. Cây Tulsi trị run tay, ung thư máu. Cây Hathi, trị cảm cúm, cấp cứu bất tỉnh. Cây Sheshan trị ung thư răng... Thầy lại thao thức, “Làm sao đem mấy cây thuốc này về Việt Nam mình...”.


Thăm “Tòa lâu đài” của thầy - đó là túp lều tranh trong một góc vườn chùa cách không xa dãy Pháp xá ba tầng, 108 phòng, đầy đủ tiện nghi dành cho khách thập phương, tôi chỉ thấy bức ảnh phóng lớn mấy đôi hồng hạc quấn quýt bên chân thầy ngồi đọc sách. Hôm làm thủ tục vào Nepal, tôi lại thấy ở phòng hải quan người ta trân trọng treo mấy tấm ảnh ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc tự và ảnh thầy Huyền Diệu thân mật tiếp mấy cô chú hồng hạc mỹ miều trong túp lều tranh của mình. Các nhà khoa học sửng sốt bởi bấy lâu họ ghi nhận loài hồng hạc đã hoàn toàn tuyệt chủng, thế mà lại kéo nhau về chỗ thầy đến 15 đôi. Nhiều chuyên gia môi trường và nhiều đoàn du lịch trên thế giới đổ về Lâm Tì Ni vừa để chiêm bái thánh tích, vừa để xem chim hồng hạc. Nhưng không phải ai cũng may mắn. Thầy nói, “Có phước mới gặp thánh nhân, có duyên mới gặp hồng hạc”. Tôi cứ băn khoăn không biết mình có duyên không! Có bao điều bí ẩn về thầy mà tôi không dám mong hiểu hết. Tôi hỏi Dũng - môt thanh niên Hà Nội sang giúp thầy làm chùa: “Trong cuộc sống, thầy đang ao ước điều gì nhất?”. Sau một phút trầm ngâm, Dũng nói, “Thầy, mong đất nước Việt Nam hùng cường, mong xây cho xong ngôi chùa, mong sớm tìm được vị trụ trì có tài đức, và sau đó lên núi tuyết ẩn tu”.

Xem thêm: Thịt Ốc Bươu Làm Gì Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các Đầu Bếp Tại Gia

Khi phát nguyện xây chùa, thầy Huyền Diệu chỉ có vỏn vẹn 60USD. Thế rồi từng ngày từng tháng, Thầy đã đón nhận từ những tấm lòng từ ái sự trợ giúp tích cực để làm nên công trình mà những ai có duyên đến thăm không thể không tự hào. Tôi chia tay thầy nhưng không nói được điều gì để bày tỏ lòng mình. Mấy dòng này xin được thay cho lời hối tiếc, và tấm lòng cầu mong thầy sớm đạt được ước nguyện: hoàn thành mỹ mãn ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật.